Thông tin

Đầu tư là gì? Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Đối tượng của hoạt động đầu tư: Đầu tư vào tài sản hữu hình là tài sản, vật chất, máy móc, kỹ thuật…; Đầu tư vào tài sản vô hình: nghiên cứu và phát triển, dịch vụ ,quảng cáo, thương hiệu…; Đầu tư vào tài sản sản xuất hay đầu tư vào tài sản lâu bền.
 

Đầu tư là gì? Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

 

1. Khái niệm đầu tư là gì?

 
Có rất nhiều tranh cãi về “ khái niệm đầu tư nhưng xét theo nghĩa chung nhất là sự bỏ ra hay sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đạt các kết quả, thực hiện được các mục tiêu nhất định trong tương lai ”[7]theo luật đầu tư 2005.Đầu tư được hiểu là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Ngoài ra đầu tư còn được định nghĩa là hoạt động sử dụng các nguồn lực trong một thời gian dài nhằm mục đích thu về lợi nhuận hoặc các mục đích về kinh tế xã hội. Thực chất đầu tư là hoạt động kiếm lợi nhuận cho chủ đầu tư và mang lợi ích cho kinh tế xã hội.
 
Tuy nhiên đứng dưới các góc độ khác nhau thì nó cụ thể như sau:
 
Theo quan điểm tài chính:
 
Đầu tư là một chuỗi các hoạt động chi tiêu để chủ đầu tư nhận về một chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn sinh lời.
 
Theo góc độ tiêu dùng:
 
Đầu tư là hình thức hạn chế tiêu dùng hiện tại để thu về một mức độ tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai.
 
Để có thể hiểu rõ bản chất của hoạt động đầu tư chúng ta cần làm rõ những yếu tố như:
 
Nguồn lực đầu tư, hoạt động đầu tư, đối tượng của hoạt động đầu tư . Nguồn lực đầu tư:Theo nghĩa hẹp được hiểu là bao gồm tiền vốn ,còn theo nghĩa rộng nó bao gồm vốn bằng tiền , đất đai,máy móc,lao động.
 
Mục đích cuối cùng của các hoạt động đầu tư là thu được những kết quả nhất định lớn hơn so với nguồn lực đã bỏ ra. Kết quả này cũng biểu hiện dưới nhiều hình thức: với chủ đầu tư đó là lợi nhuận, với nền kinh tế đó là sự thoả mãn nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất, đóng góp cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống cho các thành viên trong xã hội.
 

2. Khái niệm về dự án đầu tư


Theo Nghị định 52/1999 NĐ-CP về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản: “ Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất có liên quan tới việc bỏ vốn để tạo vốn, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thơì gian nhất định”.
 
Ngoài dịch vụ viết luận văn tốt nghiệp của Vietluanvan.top, bạn có thể tham khảo dịch vụ làm báo cáo thuê, dịch vụ chạy spss , nhận viết essay thuê , thuê viết tiểu luận giá rẻ
 
Dự án đầu tư cũng gồm những thành phần chính sau:
 
+ Các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện dự án: Khi thực hiện dự án, sẽ mang lại những lợi ích gì cho đất nước nói chung và cho chủ đầu tư nói riêng.
 
+ Các kết quả: Đó là những kết quả có định lượng được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu của dự án.
 
+ Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định, cùng với một lịch biểu và trách nhiệm của các bộ phận sẽ được tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.
 
+ Các nguồn lực: Hoạt động của dự án không thể thực hiện được nếu thiếu các nguồn lực về vật chất, tài chính và con người. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cho các dự án.
 
+ Thời gian: Độ dài thực hiện dự án đầu tư cần được cố định.
 
Dự án đầu tư được xây dựng phát triển bởi một quá trình gồm nhiều giai đoạn. Các giai đoạn này vừa có mối quan hệ gắn bó vừa độc lập tương đối với nhau tạo thành chu trình của dự án. Chu trình của dự án được chia làm 3 giai đoạn:
 
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hành kết quả. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề quyết định sự thành công hay thất bại ở giai đoạn sau, đặc biệt đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư.
 
Đối với chủ đầu tư và nhà tài trợ, việc xem xét đánh giá các giai đoạn của chu trình dự án là rất quan trọng. Nhưng đứng ở các góc độ khác nhau, mỗi người có mối quan tâm và xem xét các giai đoạn và chu trình cũng khác nhau.
 
Chủ đầu tư phải nắm vững ba giai đoạn, thực hiện đúng trình tự. Đó là điều kiện để đảm bảo đầu tư đúng cơ hội và có hiệu quả.
 

3 . Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng cơ bản


– Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có tính chất cố định, nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng là những tài sản cố định, có chức năng tạo ra sản phẩm và dịch vụ khác cho xã hội, thường có vốn đầu tư lớn, do nhiều người, thậm chí do nhiều cơ quan, đơn vị cùng tạo ra.
 
– Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có quy mô lớn, kết cấu phức tạp.
 
– Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có thời gian sử dụng lâu dài, chất lượng của sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của các ngành khác.
 
– Dự án đầu tư xây dựng mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hoá nghệ thuật và quốc phòng.
 

4. Phân loại dự án đầu tư


Trên thực tế, các dự án đầu tư rất đa dạng về cấp độ loại hình, quy mô và thời hạn. Do vậy, tuỳ theo mục đích nghiên cứu và quản lý mà người ta có thể phân loại dự án đầu tư theo các tiêu thức khác nhau. Các dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi chung là dự án) được phân loại như sau:
 
* Theo quy mô và tính chất: Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C theo quy định tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
 
* Theo nguồn vốn đầu tư:
 
– Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước;
 
– Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
 
– Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
 
– Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn
 
 
>> Xem thêm: Kinh doanh khách sạn là gì? Các đặc điểm của kinh doanh khách sạn