Thông tin

Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là yêu cầu tất yếu. Bởi vì, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đẩy doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nếu năng lực cạnh tranh thấp, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng bị loại khỏi sân chơi chung.
 

Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

 

1. Danh tiếng và thương hiệu


Uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp được phản ánh chủ yếu ở văn hóa doanh nghiệp, bao gồm: sản phẩm, văn hóa ứng xử, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, hoạt động từ thiện, kinh doanh minh bạch…Đối với những nhãn hiệu lâu đời, có uy tín cao thì doanh nghiệp phải thường xuyên chăm lo cho chất lượng, thường xuyên đổi mới, tạo sự khác biệt về chất lượng và phong cách cung cấp sản phẩm.
 
Danh tiếng và thương hiệu chính là những giá trị vô hình của doanh nghiệp. Giá trị vô hình này có được là do quá trình phấn đấu bền bỉ theo định hướng và chiến lược phát triển của doanh nghiệp được xã hội, cộng đồng trong và ngoài nước biết đến.
 
Một vấn đề quan trọng liên quan đến nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp phát triển thành công các thương hiệu mạnh. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có thương hiệu mạnh sẽ kích thích người mua nhanh chóng đi đến quyết định mua, nhờ đó mà thị phần của doanh nghiệp tăng lên đáng kể.
 
Nhưng đánh giá thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ ở số lượng các thương hiệu mạnh hiện có mà quan trọng phải đánh giá được khả năng phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Khả năng đó cho thấy sự thành công tiềm tàng của doanh nghiệp trong tương lai. Nếu doanh nghiệp có khả năng phát triển thương hiệu thành công thì các sản phẩm mới trong tương lai sẽ có khả năng thành công lớn hơn trên thương trường.
 
Ngoài dịch vụ viết luận văn tiếng anh, viết luận văn tiếng việt của vietluanvan.top, bạn có thể tham khảo dịch vụ làm báo cáo thuê, chạy spss thuê, viết thuê assignment, giá thuê viết tiểu luận
 

2. Thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trường


Thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trường là tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh. Thị phần là thị trường mà doanh nghiệp bán được sản phẩm của mình một cách thường xuyên và có xu hướng phát triển.
 
Thị phần càng lớn càng chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng, người tiêu dùng ưa chuộng, năng lực cạnh tranh cao nên doanh nghiệp hoàn toàn có thể chiếm lĩnh thị trường.
 
Để phát triển thị phần, ngoài chất lượng, giá cả, doanh nghiệp còn phải tiến hành công tác xúc tiến thương mại, tổ chức các dịch vụ đi kèm, cung cấp sản phẩm kịp thời, thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp. Như vậy, ta thấy rằng thị phần là một tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
 
Thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trường cũng là một tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh  được nhiều người quan tâm, đặc biệt đối với đối tác.
 

3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh


– Năng suất lao động của doanh nghiệp
 
Năng suất lao động là chỉ tiêu tổng hợp của mọi yếu tố: con người, công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức phối hợp…Năng suất của máy móc, thiết bị, công nghệ được đo bằng lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian. Ngoài ra, năng suất lao động còn được đo bằng lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng trên một đơn vị lao động. Năng suất này có thể tính bằng hiện vật hoặc bằng giá trị theo công thức:
 
Năng suất = Đầu ra (hàng hóa và dịch vụ) / Đầu vào (lao động, vốn, công nghệ…)
 
Năng suất lao động của một doanh nghiệp càng cao bao nhiêu thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao bấy nhiêu với các doanh nghiệp cùng loại. Có năng suất cao là nhờ tổ chức sản xuất kinh doanh tốt, sử dụng tối ưu các nguồn lực, giảm tối đa các chi phí. Vì vậy, năng suất là tiêu chí quan trọng để xem xét, đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
 
– Chất lượng sản phẩm
 
Chất lượng sản phẩm là yếu tố cấu thành quan trọng hàng đầu của năng lực cạnh tranh của sản phẩm mà năng lực cạnh tranh của sản phẩm lại là yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp kinh doanh 10 mặt hàng đều không có năng lực cạnh tranh thì chắc chắn doanh nghiệp đó không thể có năng lực cạnh tranh.
 
Tiêu chí chất lượng sản phẩm được chia thành 4 nhóm chỉ tiêu là: nhóm chỉ tiêu thẩm mỹ, nhóm an toàn – vệ sinh, nhóm kỹ thuật và nhóm kinh tế. Doanh nghiệp nào có cùng sản phẩm đạt mức chất lượng tốt nhất, doanh nghiệp đó sẽ có năng lực cạnh tranh cao nhất.
 

4. Trách nhiệm xã hội


– Tham gia bảo vệ môi trường
 
Đây là vấn đề nóng hổi, cấp bách và mang tính toàn cầu. Thế giới đánh giá cao tiêu chí này đối với các doanh nghiệp. Để có năng lực cạnh tranh cao, sản phẩm làm ra không được gây ô nhiễm môi trường bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm sự yên tĩnh.
 
Các sản phẩm của doanh nghiệp phải có chứng chỉ an toàn môi trường theo ISO.14000 hoặc theo tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn Việt Nam. Việc đánh giá tiêu chí này phức tạp vì nó bao hàm nhiều chỉ tiêu mà phạm vi ảnh hưởng của nó đôi khi khó xác định. Tuy vậy, phần lớn các chỉ tiêu đều là chỉ tiêu hóa, lý, sinh, đều lượng hóa được bằng các dụng cụ đo chính xác.


>> Xem thêm: Đầu tư là gì? Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình